Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Một ca niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào?

Niềng răng mắc cài là thuật ngữ có thể bạn đã nghe rất nhiều và gặp rất nhiều người niềng răng. Nhưng bạn có biết được 1 ca niềng răng diễn ra như thế nào không
sau-khi-nieng-rang
Sau khi niềng răng

1. Khi nào nên niềng răng

Những trường hợp sau nên niềng răng để có hàm răng đẹp
- Răng thưa, hở kẽ
- Răng hô, móm
- Răng xô lệch 
Niềng răng sẽ khắc phục hoàn toàn những trường hợp như trên để mang lại hàm răng đều đẹp. 

2. Một ca niềng răng diễn ra như thế nào

deo-ham-su-khi-nieng-rang
Niềng răng mắc cài kim loại


Một ca niềng răng thường trải qua khá nhiều bước.
Bước 1: Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước khá quan trọng trong quy trình niềng răng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp phim X – quang toàn cảnh và phim sọ nghiêng. phần mềm vi tính để thu thập dữ liệu và phân tích chính xác tình trạng lệch lạc các răng và hàm; trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu làm đẹp chỉnh sửa khuôn mặt, nụ cười và thực hiện chức năng khớp thái dương, cơ hàm. 
Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha lên kế hoạch từng bước thực hiện …sẽ giúp người niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, và hiểu rõ được quá trình điều trị biến đổi như thế nào; đem lại kết quả cuối cùng ra sao trong bao lâu.
Bước 2: Lập kế hoạch tư vấn và điều trị
Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cần chỉnh nha, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp niềng răng thường được phân loại theo loại mắc cài sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí
. Kế hoạch tư vấn rất quan trọng trong quy trình niềng răng. Những lần tái khám sau của bạn, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào tình trạng dịch chuyển của răng và điều chỉnh lại kế hoạch điều trị cho phù hợp với thời gian đã đặt ra.
Bước 3: Lấy cao răng
Thời gian niềng răng thông thường kéo dài từ 18 – 36 tháng, tùy tình trạng răng của bạn. Trong suốt thời gian ấy gần như bạn sẽ không thể lấy cao răng. Vì vậy trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để làm sạch bề mặt răng, tạo điều kiện cho mắc cài có độ bám tốt hơn và ngăn ngừa các căn bệnh răng miệng do cao răng gây ra.
Bước 4: Gắn mắc cài
Đây là bước bạn sẽ tiếp xúc với mắc cài lần đầu tiên. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài trên bề mặt răng của bạn bằng 1 loại keo dán nha khoa đặc biệt và đặt dây cung, cố định mắc cài một cách chắc chắn. Mắc cài có thể gắn bên ngoài hoặc bên trong tùy thuộc vào loại mắc cài bạn chọn. Thông thường niềng răng mắc cài kim loại là loại niềng răng mắc cài giá rẻ so với niềng răng mặt trong.
Bước 5: Đeo mắc cài và tái khám
Sau khi lắp mắc cài việc tái khám sẽ được thực hiện định kỳ, độ dài của mỗi kỳ tùy theo tình trạng của từng ca, và giai đoạn của quá trình niềng răng. Thường thì càng các giai đoạn sau thì định kỳ tái khám sẽ dài hơn, kỳ tái khám có thể là 7 ngày; 2 tuần hay 1 tháng,..
Trong mỗi lần tái khám mắc cài, dây cung, neo chặn sẽ được điều chỉnh…hay đối với trường hợp niềng răng Invisalign là thay bộ chỉnh hàm; việc chụp hình ảnh cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tiến triển và để cho người niềng răng thấy và so sánh được kết quả chỉnh nha so với ban đầu.
Bước 6: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau thời gian đeo mắc cài, khi tình trạng răng của bạn đã ổn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài và đeo niềng duy trì để cố định lại tình trạng răng của bạn.
 Trước đó có lẽ bác sĩ sẽ tiến hành tẩy trắng răng cho bạn vì sau thờ gian đeo mắc cài, răng bạn sẽ bị 2 màu và hằn vết mắc cài. 

3. Niềng răng có phải rất đau không

deo-ham-sau-khi-nieng-rang
Đeo hàm sau khi niềng răng
Niềng răng là 1 quá trình gian khổ và thời gian đầu bạn sẽ có nhiều cảm giác không chỉ là đau. Thời gian đầu bạn sẽ không quen lắm với cục sắt trong miệng và cảm giác đau sẽ làm bạn “mất ăn, mất ngủ”. Bạn sẽ mất khoảng 2 tháng hoặc hơn để quen dần với cảm giác răng dịch chuyển trong miệng. Đây là thời gian khó khăn nhất và khi đã làm quen được rồi bạn sẽ không thấy đau nhiều nữa.

4. Chăm sóc răng niềng có khó lắm không

Phải khẳng định răng việc chăm sóc răng khi đang niềng răng giá rẻ là hoàn toàn khác với việc chăm sóc răng thật. Vậy nên có thể khẳng định rằng chăm sóc răng niềng khá khó.
- Chế độ ăn uống: lời khuyên bác sĩ luôn là bạn hãy ăn thức ăn dạng lỏng, mềm trong thời gian đầu. Nhưng khi bạn ăn uống trở lại bình thường, bạn sẽ phải chia nhỏ thức ăn cho mình, răng của bạn sẽ khó có thể cắn xé như bình thường trong thời gian đầu. Mọi thứ bạn đều phải cắt nhỏ, thật nhỏ. Không ăn những đồ bám dính có thể làm bật mắc cài.
- Chế độ vệ sinh: bạn không chỉ đánh răng 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ phải đánh răng thường xuyên, ngay sau khi bạn ăn. Bạn nên dùng chỉ nha khoa để dễ dàng làm sạch thức ăn sót lại trong kẽ răng. Kết hợp cùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. 
- Chăm sóc răng: không chỉ là lời khuyên 3 – 6 tháng đến kiểm tra răng tại nha khoa. Có thể bạn sẽ phải đến nha khoa thường xuyên hơn, có thể là 1 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển răng trong hàm từ đó đưa ra phác đồ điều chỉnh cho phù hợp.

5. Niềng răng ở đâu uy tín nhất

Đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Nếu bạn đang tìm 1 địa chỉ nha khoa uy tín tại Hồ Chí Minh để niềng răng tốt nhất thì có thể hoàn toàn tin tưởng  – địa chỉ niềng răng hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng kỹ thuật niềng răng hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét