Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ có gì khác nhau

Răng sứ được chia làm 2 nhóm: răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Vậy 2 loại răng này có điểm gì khác nhau? Khi bọc răng sứ tốt nhất nên chọn loại răng sứ nào
rang-su-kim-loai
Răng sứ kim loại

1. Cấu tạo răng sứ

- Răng sứ kim loại: là dòng sứ được cấu tạo bởi lớp khung sườn bên trong bằng các kim loại như: Ni – Cr, Cr – Co, Titan, … Bên ngoài khung sườn này được phủ bởi lớp men sứ.
- Răng sứ toàn sứ: khác với răng sứ kim loại, răng sứ toàn sứ được cấu tạo bởi lớp khung sườn bên trong là sứ nguyên chất. Bên ngoài được phủ lớp men sứ cao cấp.

2. Tính thẩm mỹ

rang-su-veneer
Răng sứ veneer

- Răng sứ kim loại: màu sắc của răng sứ kim loại không có tính thẩm mỹ cao vì phần lõi răng được làm bằng kim loại, khi ánh sáng phản chiếu qua răng dễ bị phản quang làm cho thân răng có màu đục, không tự nhiên.
- Răng sứ toàn sứ: được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có độ xuyên thấu ánh sáng tốt nên màu răng khá sáng và tự nhiên. Vì ưu điểm này mà răng sứ toàn sứ được nhiều người lựa chọn hơn hẳn răng sứ kim loại.

3. Nguy cơ đen viền nướu

- Răng sứ kim loại: sau 1 thời gian sử dụng, răng sứ kim loại thường bị đen viền nướu do kim loại cấu tạo lên răng bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng. Đây cũng là điều nhiều người lo ngại khi lựa chọn răng sứ kim loại
- Răng sứ toàn sứ: nguy cơ bị đen viền nướu là hoàn toàn không có sau nhiều năm sử dụng vì răng sứ toàn sứ được cấu tạo từ vật liệu sứ cao cấp.

4. Độ bền của răng

- Răng sứ kim loại: thông thường răng sứ kim loại có tuổi thọ từ 5 – 7 năm. Khoảng 5 – 7 năm răng sứ kim loại thường bị đen viền nướu hoặc có mùi hôi và phải thay thế mão răng.
- Răng sứ toàn sứ: tuổi thọ của răng sứ toàn sứ trung bình khoảng 15 – 20 năm. Tuy nhiên với những dòng sứ cao cấp như răng sứ zirconia emax tốt có độ bền hơn 20 năm thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc tốt.

5. Độ chắc của răng

Độ bền chắc của răng là yếu tố hàng đầu khi bạn lựa chọn loại răng sứ. Răng sứ phải đảm bảo ăn nhai tốt, khả năng chịu lực cao, không gãy vỡ ngay cả khi chịu lực ăn nhai lớn.
- Răng sứ kim loại: đáp ứng được yêu cầu chắc chắn của răng. Răng sứ kim loại có lõi bằng kim loại nên có độ cứng hơn hẳn răng thật. Theo tính toán, răng sứ kim loại có chỉ số chịu lực lớn gấp 2 lần răng sinh lý.
- Răng sứ toàn sứ: răng sứ toàn sứ được nung ở nhiệt độ >1600 độ C nên có độ cứng rất cao, chỉ số chịu lực gấp 4 – 5 lần răng thật.

6. Độ cảm biến thức ăn

- Răng sứ kim loại: độ cảm biến thức ăn của răng sứ kim loại khá kém. Thông thường đối với các loại thực phẩm nóng, lạnh, dai cứng, răng sứ sẽ không cảm nhận được vị.
- Răng sứ toàn sứ: về độ cảm biến thức ăn của răng sứ toàn sứ là rất tốt. Răng thường ít bị nhạy cảm hay ê buốt. Đây cũng là lý do nhiều người lựa chọn răng sứ toàn sứ thay vì chọn răng sứ kim loại.

7. Hôi miệng 

- Răng sứ kim loại: răng sứ kim loại thường xuất hiện hiện tượng hôi miệng sau vài năm sử dụng do chất liệu sứ kém.
- Răng sứ toàn sứ: khả năng bị hôi miệng thường xuất phát từ việc bạn chăm sóc răng không kỹ, thức ăn giắt lại trong kẽ răng, lâu ngày vi khuẩn gây mùi tích tụ và xuất hiện mùi hôi. Còn về bản chất, vật liệu sứ thường không bám màu và cũng không tự “toát mùi hôi”.

8. Chi phí làm răng sứ

So với răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại có chi phí làm răng thấp hơn khá nhiều. Thông thường răng sứ kim loại có giá từ 1,5 – 3 triệu/răng. Trong khi răng sứ toàn sứ có giá từ 3,5 – 8 triệu/răng hoặc hơn tùy vào dòng sứ bạn chọn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét